Liên Hệ Tư Vấn: Hotline:09.3288.3255/ Vé Máy Bay: 01225.38.38.86/ Vp: (028)- 3811.8870
Chat Facebook
Gọi điện ngay

TIN TỨC

Đây là trang cung cấp thông tin về Văn Hóa, Ẩm Thực, Tour Du Lịch Xuyên Việt. Quý Khách có nhu cầu tham khảo Tour Trong và Ngoài nước xin LH 09 3288 3255
Thứ Ba, 12 tháng 11, 2019

Tháp Bà PoNaGar - Thờ Thánh Nữ Thiên YaNa như thế nào?

Tháp PoNaGar ở Nha Trang gắn liền với câu chuyện về '' Người Mẹ Xứ Sở '' rất ly kỳ và thú vị. Nhưng điều làm cho du khách và các nhà khảo cổ, kiến trúc sư trên khắp thế giới đều phải thán phục đó chính là kiến trúc xây dựng cũng như các nguyên vật liệu để xây dựng nên ngôi tháp trải qua hàng trăm năm vẫn không bị hư hại. Vậy thì chúng ta cùng tìm hiểu xem, Tháp PoNagar này có gì huyền bí hay không?, mà du khách lại thích tham quan địa điểm này đến thế.
Theo cá nhân tôi đánh giá việc nhiều người chọn Tháp PoNaGar để tham quan, có 1 phần là do tác động tới từ việc ngôi tháp này có vị trí quá thuận tiện, rất gần với bãi biển Nha Trang, thậm chí là nằm trong địa phận trực thuộc quyền quản lý của thành phố Nha Trang. Cụ thể hơn nữa đó là ở  địa chỉ: ở trên đồi Cảnh Long, đường 2/4, phường Phước Vĩnh, TP Nha Trang ( ngay chân cầu Xóm Bóng ).

Thứ 2 là do đây là vết tích còn sót lại của người Chăm Pa, thông thường các công ty du lịch muốn cho chương trình tour hấp dẫn và hài hòa về các địa điểm tham quan, khám phá, tắm biển, vui chơi giải trí. Nên họ đã đưa điểm tham quan Tháp PoNagar này vào chương trình tour, hoặc giới thiệu, tư vấn cho du khách nên tham quan địa điểm này. Làm cho điểm du lịch này trở nên gần gũi với du khách, và gắn liền với các chương trình tour.

Dĩ nhiên đó chỉ là những yếu tố khách quan từ bên ngoài. Còn điều quan trọng nhất vẫn là ở chỗ Tháp PoNaGa vẫn có sức hút riêng, có sự bí ẩn và nhiều điều thú vị khác như là: giúp ta biết được cách thức xây dựng của người Chăm, người Chăm thờ cúng các vị thần nào, các điệu múa truyền thống của người Chăm ra sao?..vv. Chúng ta cùng đọc xem những chi tiết này thú vị như thế nào nhé:

Kiến Trúc Xây Dựng Của Tháp PoNaGar:

Tháp PoNaGar được xây theo dạng hình trụ ( tứ giác ), bên trên có 4 máy, theo 4 hướng Đông - Tây - Nam - Bắc. Bên trong là không gian trống không ( không có các cây cột để chống đỡ ), bên ngoài có trang trí thêm các phù điêu, hình tiên nữ Durga đang múa.

Hệ thống Tháp Ponagar gồm có 3 tầng:

- Tầng 1: Ngày xưa có 1 tháp nhỏ được xây dựng ở sát cổng ra vào, tháp này còn gọi là Tháp Tỉnh Tâm, nơi để cho người dân đến đó chỉnh chủ lại trang phục, lễ vật và bình tâm lại, gạt bỏ hết tạp niệm, một lòng hướng về vị thánh nữ Thiên Yana để cầu nguyện. Nhưng nay tháp đã không còn, vì theo thời gian tháp đã bị hư hại do tác động từ chiến tranh tàn phá.
- Tầng 2: Là nhóm 10 cây cột hình bát giác với đường kính là 1 mét, cao đến 3 mét, và 12 cây cột nhỏ hơn chia đều cho 2 bên. Đây chính là nơi để cho người dân xếp hàng, kiểm tra lại các vật cúng tế trước khi tiến lên các bậc thang phía trên để dâng lễ vật cúng bà.
- Tầng 3: Là quần thể tháp chăm, gồm có 4 tháp, 2 lớn 2 nhỏ ( theo dấu vết còn sót lại thì ở phía sau 2 tháp lớn có đến 4 tháp nhỏ, nhưng nay chỉ còn 1 ).

Đặc điểm xây dựng tháp của người Chăm và Tháp Ponagar:

Tất cả những ngôi tháp đều được xây dựng ở trên đồi cao hoặc gò đất cao hơn vùng đất bình thường. Bất kể là tháp lớn hay nhỏ, mỗi ngôi tháp chỉ có 1 cửa ra vào, và cửa tháp phải quay về hướng chánh Đông. Trên cửa tháp có 2 máy che, và trang trí nhiều hoa văn, phù điêu.

Trong nhóm 4 tháp ở tầng thứ 3, có tháp cao nhất đến 23 mét ở bên trái ( nhìn từ trong ra ) đó chính là ngôi tháp chính hay còn gọi là Tháp Bà Ponagar. Bên trong tháp thờ tượng vị nữ thần Ponagar được làm bằng đá hoa cương màu đen ( ngày xưa tượng bằng đất sét, sau đó là tượng gỗ, xa hơn nữa là vàng, ngày nay là đá hoa cương ). Tượng bà uy nghiêm ngồi trên 1 đài sen nhiều cánh và tựa lưng vào một bức tường được điêu khắc rất tinh xảo với hình dáng chiếc lá bồ đề.

Khi bước vào bên trong lòng tháp chính, chúng ta có cảm giác lạnh và không gian thì âm u.

Bên ngoài tháp chính trang trí nhiều hình vẽ như: voi, thiên nga, dê, hình tiên nữ múa, hình người đang chèo đò..vv.

Ngoài việc thờ vị nữ thần Thiên Yana ở tháp chính ra thì những tháp còn lại thờ các linh vật khác như: Linga và Yoni, hình vuông và hình trụ đứng. Theo các nhà nghiên cứu của phương tây cho rằng, đây chính là hình tượng của dương vật ( sinh thực của người Nam ). Nhưng theo đúng nghĩa thì linga tiêu biểu là một trụ đá thấp có ba phần khác nhau tượng trưng cho ba linh thể: phần dưới là hình vuông tượng trưng cho Brahma, phần giữa hình bát giác tượng trưng cho Vishnu, và phần trên cùng hình tròn tượng trưng cho Rudra (hay còn gọi là Shiva). Vì thế gọi là "linh thạch trụ" thì thích hợp hơn.

Tất cả những hình tượng này đều mang ý nghĩa là sinh sôi, nảy nở, sáng tạo ra cái mới. Vì thế đối với tín ngưỡng của người Chăm, khi gia đình nào hiếm muộn, muốn có con cái, thì đến những ngôi đền Chăm, dâng lễ vật và thành tâm cầu nguyện xin các vị thần ban con cái cho mình. Nếu muốn có con trai thì sờ vào linh vật hình trụ, mong muốn có con gái thì sờ vào linh vật hình bệ hình vuông bên dưới. ( Lưu ý: đây là hình thức tín ngưỡng mang tính địa phương, dân tộc - không phải mê tín dị đoan ).

Chất liệu xây dựng nên tháp Ponagar:

Toàn bộ hệ thống những ngôi tháp nằm trong cụm quần thể Tháp Ponagar đều sử dụng đất sét nung nấu để xây dựng, hoàn toàn không có sử dụng sắt thép, hay cây cối gì để làm trụ đỡ. Chất kết dính các viên gạch được nung nấu lại với nhau, thì đến này vẫn chưa có câu trả lời chính xác, chỉ là giả thuyết mà thôi. Trong đó tôi ấn tượng nhất với giả thuyết là người Chăm cổ đại đã dùng nhựa của loài cây xương rồng để kết dính các viên gạch sống lại với nhau. Sau đó dùng rơm, củi, cây khô để nung nấu toàn bộ ngôi tháp, từ đó tạo ra 1 khối tháp rất chắc chắn trải qua hàng trăm năm vẫn còn tồn tại.

Thời gian xây dựng của ngôi Tháp Ponagar:

Theo các nhà nghiên cứu thì nhóm tháp Bà Ponagar lúc đầu không nhiều và hoàn chỉnh đến như vậy, mà người Chăm đã mất rất nhiều thời gian để trùng tu, chỉnh sửa từ thế kỷ thứ VII đến thế kỷ thứ XII. Thời gian trải qua các cuộc chiến tranh, nên đến nay có 1 số hạng mục bị hư hại. Nhưng các ngôi tháp chính vẫn còn giữ nguyên hình dáng, chứng tỏ rằng kỷ thuật xây dựng của người Chăm đã đạt đến mức thượng thừa. Quá thú vị cho chuyến du lịch Nha Trang khi được tìm hiểu về ngôi tháp Chăm qua hàng trăm năm nhưng vẫn còn giữ nguyên giá trị.

Câu chuyện kể về '' Người Mẹ Xứ Sở - Thánh Nữ Thiên YaNa '':

Có rất nhiều câu chuyện kể, truyền miệng khác nhau. Nhưng nay chúng tôi xin được phép tóm tắt sơ lượt lại cốt truyện của vị nữ thần này như sau: 

Trương truyền, xưa kia trên không trung có 1 vị tiên nữa rất xinh đẹp, vào những đêm rằm, trăng sáng, thường hạ phàm để ngao du thiên hạ, múa hát, đùa giỡn với hoa và cỏ cây.

Có một hôm, 2 vợ chồng nọ ( đã lớn tuổi nhưng không có con cái ), ra thăm ruộng dưa, vì sợ kẻ gian hái trộm. Và bất ngờ nhìn thấy nàng tiên nữ đó say sưa múa hát. Tưởng là kẻ trộm dưa, nên 2 vợ chồng nọ đã bắt giữ người con gái xinh đẹp ấy.

Vì bị giam giữ, nên đã quá hạn không thể trở về trời sau đêm trăng rằm. Nên nàng tiên đã đành ở lại chốn trần gian, và được vợ chồng ông bà chủ dưa nhận làm con nuôi.

Với nhan sắc tuyệt trần, đã làm vang tiếng khắp cả vùng lọt đến tai hoàng tử Bắc Hải. Và khi vị hoàng tử này nhìn thấy được dung nhan của nàng thì đã tâu với vua cha hỏi cưới nàng làm vợ.

Khi được tin tiến cung làm vợ hoàng tử, nàng đã mang theo bên mình một cành cây khô mang mùi hương đặc trưng của vùng đất Khánh Hòa, loài cây đó mang tên Trầm Hương. Vào đến cung hoàng, mỗi đêm trăng sáng, nàng lại lấy cây trầm hương ra để tâm sự cho bớt nỗi nhớ quê nhà và cha mẹ nuôi của mình.

Không may bọn quan thần vô tình nghe thấy tiếng nàng nói chuyện, và nghĩ rằng nàng đang gian díu với tình lang nên đã mách với vua cha, vu oan cho nàng và đem ra xử chém.

Chính lúc này, bầu trời trở nên u ám, mây đen kéo đến, đã xảy ra 1 trận mưa lớn, cuốn trôi tất cả mọi thứ. May thay nàng bám vào được thân cây gỗ to, trôi về Phương Nam, nàng tìm đường về quê củ.

Chung sống với người dân nơi đây, nàng đã chỉ cách cho họ đi biển, đánh bắt cá, làm nông, trồng lúa, hoa màu và chăn nuôi gia súc, gia cầm để sinh sống. Dần dần vùng đất này trở nên trù phú, màu mỡ.

Đến ngày nàng hết án phạt của thiên đình, nàng chia tay dân làng trở về với tiên giới. Người dân trong vùng vì tưởng nhớ đến công ơn mà nàng đã ban giúp đỡ kế mưu sinh cho người dân nơi đây. Họ xem nàng như vị nữ thần tái tạo lại nguồn sống cho họ. Từ đó người dân tôn sùng nàng là Người Mẹ Xứ Sở. Hằng năm đều dâng lễ vật, cúng bái và tưởng nhớ đến bà.

Ngày nay khi đi du lịch Nha Trang các bạn sẽ có cơ hội để tham quan và tìm hiểu về phong tục tín ngưỡng phồn thực của người Chăm Pa tại tháp Ponagar. Nếu các bạn có nhu cầu đi tour nha trang và đến địa điểm này để khám phá thì hãy liên hệ với du lịch Vui Tour để được hỗ trợ tư vấn và báo giá tour tốt nhất cho các bạn nhé.

>> Xem thêm các bài viết về du lịch Nha Trang tại trang web này: www.tuadulichnhatrang.com


Next
This is the most recent post.
Bài đăng Cũ hơn
  • Blogger Comments
  • Facebook Comments

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Item Reviewed: Tháp Bà PoNaGar - Thờ Thánh Nữ Thiên YaNa như thế nào? Rating: 5 Reviewed By: Du Lịch Vui Tour